Chương 5

Trở Về Năm 1994

9.896 chữ

03-05-2023

Trên đường về nhà bố mẹ cô vẫn luôn giữ tâm trạng vui vẻ.

Ngay cả rất ít thể hiện cảm xúc như chị cô cũng sinh động hẳn lên.

Kiều Anh tâm trạng cũng không tệ lắm.

Tuy cô chưa tìm ra được cách kiếm tiền nhưng cũng không ảnh hưởng đến giây phút này cô an nhàn hạnh phúc bên người thân.

Về đến nhà mới chín giờ sáng.

Bố cô mang trả xe đạp cho bác hàng xóm, ba mẹ con cô mang theo đồ vào trong nhà.

Đi qua khu vườn nhìn mấy luống rau trụi lủi mẹ cô tiếc nuối nói: "Rau nhà mình phải mất cả tuần nữa mới có thể lại được hái.

Giá như vườn rau nhà mình lớn hơn nữa thật tốt.

Ngày ngày có thể có rau bán."

Nghe những lời lẩm bẩm này của mẹ cô, Kiều Anh dừng lại nhìn về phía vườn rau nhà mình.

Vườn rau nhà cô bây giờ đã chiếm diện tích rất lớn.

Để mở rộng thêm là không có khả năng.

Nhưng ngày ngày bán rau vẫn là có biện pháp.

Người dân trong làng nhà nào chẳng trồng rau, chỉ cần thu mua giá cả hợp lý mang đi bán cũng là một khoản thu nhập thêm.

Chỉ sợ với tính cách của bố mẹ cô không muốn kiếm tiền của người làng thôi.

Nghĩ vậy Kiều Anh vẫn thử mẹ cô: "Mẹ mua rau của người trong làng rồi mang đi bán cũng được mà."

Mẹ cô mắt sáng lên gật đầu nói: "Cũng là ý kiến hay." Bà mới vừa nếm được chút ngon ngọt, người còn đang lâng lâng.

Nhưng được một lúc bà lại nghĩ lại nói: "Nhỡ người làng mà biết nhà mình kiếm tiền từ họ thì không hay đâu.

Vẫn là thôi đi."

Quả nhiên mẹ cô phản ứng như cô đoán trước.

Không nói đến thất vọng nhưng Kiều Anh vẫn có chút nản lòng.

Cô sợ cả đời này bố mẹ cô vẫn cứ như kiếp trước vậy không có gì tiến bộ.

Việc cô trọng sinh đối với bố mẹ cô sẽ chẳng có ý nghĩa gì.

Kiều Anh thở dài đi vào vườn rau.

Trong thời gian tới nó sẽ là nơi kiếm tiền của nhà cô.

Nhìn từng luống rau giờ chỉ còn nguyên gốc.

Bây giờ mọi người trồng rau chưa sử dụng phân bón và chất kích thích.

Nên rau lớn lên không nhanh, mỗi một lứa rau mất tầm bảy đến mười ngày mới được thu hoạch.

Một tháng cũng được từ ba đến bốn lứa rau.

Tiền thu không nhiều lắm nhưng có thể rèn luyện lá gan cho bố mẹ cô.

Đúng vậy, mục đích cuối cùng của cô là hướng bố mẹ cô đi lên con đường buôn bán.

Cô không coi trọng nghề nông của bố mẹ cô.

Kiếp trước bố mẹ cô dành cả thanh xuân để làm ruộng.

Kết quả về già cũng chẳng có gì trong tay.

Cho nên thay đổi là điều tất yếu.

Đang miên man suy nghĩ bất chợt cô đi đến hai cây mít trong vườn.

Hai cây này là hai cây ăn quả hiếm hoi đã trưởng thành trong vườn nhà cô.

Nhưng cho đến khi hai cây này bị chặt làm củi, nhà cô cũng chưa ăn được quả nào.

Cô nhớ khi còn nhỏ mỗi lần làm sai bố mẹ cô lại phạt ra ôm gốc mít.

Ôm qua ôm lại nhiều lần làm cô cũng có cảm tình với hai cây mít này.

Thật không đành lòng làm bọn nó bị chặt bỏ.

Nghĩ nghĩ cô đi vào trong nhà tìm một con dao ra.

Chị cô thấy cô cầm dao thì vội hỏi: "Em cầm dao làm gì thế?"

Kiều Anh trả lời: "Em định làm mẹo giúp mít ra quả." Chị cô thấy tò mò cũng ra xem.

Đến nơi, Kiều Anh đổi chiều dao, cho phần sống dao hướng về cây rồi chặt.

Chị cô giật mình vội chạy ra ngăn cản: "Em làm gì mà chặt cây vậy?" Kiều Anh cười cười: "Em đang dọa cây cho nó ra quả."

"Cách này em học ở đâu?" Chị cô không tin tưởng lắm cái mẹo này.

Kiều Anh sao có thể nói cô học cách này ở trên mạng được.

Cô đành nói dối: "Em cũng không nhớ nghe được ở đâu nữa.

Dù sao thì hai cây này không ra quả bố mẹ cũng chặt.

Em thử xem biết đâu sang năm nó ra quả thì sao?"

Chị cô thấy cũng hợp lý liền mặc kệ cô thích làm gì thì làm.

Kết quả đợi đến khi mẹ cô ra gọi hai chị em về thì thấy hai cây mít loang lổ như bị chó gặm.

Bà hỏi xong lý do thì cũng gia nhập đội quân chặt cây.

Nhìn hai cây mít giờ thảm không lỡ nhìn Kiều Anh hơi chột dạ, cô nhớ hình như là phải áp dụng cách này vào đầu năm mùa xuân.

Giờ đã cuối thu rồi, không biết hiệu quả không nữa.

Xong xuôi hết thảy, mẹ cô mới nhớ ra mục đích ra gọi hai chị em cô.

Kiều Anh được giao nhiệm vụ mang thức ăn vào cho bà nội cô.

Kiều Anh ra sân giếng rửa sạch tay và mặt.

Đi vào trong nhà mẹ cô đã chuẩn bị sẵn cặp lồng sắt.

Mẹ cô thấy trời nắng, bà cầm chiếc nón lá đội lên cho cô.

Kiều Anh thân cao chưa đến mét mốt, đội thêm chiếc nón size khủng trông cô như cây nấm.

Mẹ cô nhìn thấy buồn cười, cũng không quên dặn dò cô: "Đi nhanh về nhanh còn về cơm.

Vào nhà nhớ chào hỏi người lớn, biết không?"

Kiều Anh gật đầu lia lịa, ôm cặp lồng nhanh như chớp chạy ra khỏi nhà.

Đằng sau là tiếng mẹ cô kêu cô đi chậm lại.

Đi ra nhà một đoạn, cô mới đi chậm lại.

Bây giờ tầm hơn mười giờ, người đi làm đồng về nhiều, tốp năm tốp ba đi ở ngoài đường.

Kiều Anh gặp ai cũng chào hỏi.

Không hỏi không được làng cô hơn một nửa làng, đều cùng họ với cô.

Nhà bà cô cách nhà cô không xa, đi một lát là đến nơi.

Đứng ngoài cổng, Kiều Anh đã gào to lên chào hỏi.

Lúc sau cô mới đẩy cửa bước vào nhà.

Nhà bà cô rất có niên đại này hơi thở.

Mái nhà làm bằng rơm, tường được chát bằng bùn, nền nhà là nền đất.

Nhà được xây theo lối kiến trúc xưa, nhà bốn gian còn rất là rộng thoáng.

Vào nhà, cô thấy bà đang bế thằng em con nhà chú.

Bà thấy cô cũng chỉ gật đầu không nói gì.

Kiều Anh lễ phép đặt cặp lồng sắt lên bàn rồi quay sang nói chuyện với bà cô: "Hôm nay bố mẹ cháu đi chợ mua được một ít thịt.

Mẹ cháu đã nấu chín rồi, chút nữa bà ăn cơm chỉ cần lấy ra ăn là được."

Nghe cô nói xong, bà cô gật đầu.

Có lẽ sợ thằng em nó dậy bà cũng không nói nhiều mà tay chỉ về phía bàn nói: "Ở đó có gói kẹo, mang về chia cho chị cháu ăn đi."

Kiều Anh do dự trong chốc lát rồi mới ngoan ngoãn đi về phía cái bàn.

Ngăn kéo không khóa, chỉ kéo nhẹ là mở ra được.

Bên trong đồ vật không nhiều chỉ có một hộp sữa bột, một túi đường cùng một ít linh tinh vụn vặt.

Cô thấy góc bên phải có gói kẹo lạc.

Túi đã được mở ra, cô lấy hai thanh kẹo rồi buộc túi lại đặt lại vị trí cũ.

Lấy xong kẹo, Kiều Anh cảm xúc phức tạp nhìn về phía bà cô.

Kiếp trước bà cô đã qua đời rất nhiều năm.

Mà lúc này bà cô mới chỉ hơn năm mươi tuổi, tóc vẫn còn đen nhánh.

Kiều Anh không có chút nào kích động khi gặp lại người thân sau bao năm âm dương cách biệt.

Nguyên nhân gây ra cũng từ sự đối xử bất công của bà cô.

Ai chẳng biết bàn tay còn có ngón dài ngón ngắn, tình mẹ con cũng có ít có nhiều.

Nhưng đối tượng bị bất công là bố mẹ cô thì ai mà vui cho nổi.

Không phải nói bà cô cỡ nào cực phẩm, bà chỉ không quan tâm đến nhà cô thôi.

Hơn nữa bà cô còn có tư tưởng trọng nam khinh nữ, đối xử với chị em cô nhàn nhạt.

Như vậy tình cảm bà cháu thân thiết là không có khả năng.

Nhưng lúc này, cô lại thấy bà cô đáng thương.

Cả đời vất vả vì chồng vì con.

Kết quả bị chính đứa con mình thương yêu nhất tức chết.

Cô cảm khái chỉ trong chớp mắt, rất nhanh cô lấy lại tinh thần chào tạm biệt bà cô.

Cô vội vàng về nhà.

Bố mẹ cô còn chờ cô về ăn cơm.

Cô sắp về đến nhà, lại nghe đằng sau có người gọi cô.

Quay lại xem hóa ra là Thủy.

Chưa đến gần đã nghe Thủy ríu rít hỏi chuyện: "Sao hôm qua không thấy cậu ra sân đình? Tớ chờ cả buổi chiều."

Sân đình làng cô là cứ điểm tụ tập của bọn nhóc con.

Hồi bé cô cũng là một thành viên trong đó.

Nhưng giờ sao, đương nhiên là cô không đi nữa rồi.

Cô mỉm cười nói: "Mai đi học rồi, tớ ở nhà ôn bài."

Thủy mắt đầy kính nể nhìn cô nói: "Thế mà cậu cũng hiểu được.

Tớ còn chưa mở sách ra xem đâu!"

"Không hiểu thì hỏi chị tớ.

Năm nay chị tớ lên lớp ba rồi." Kiều Anh thuận miệng trả lời.

Thủy không thích học tập chỉ nghĩ đến chơi.

Nên không thích nói đề tài này nữa.

Rất nhanh Thủy lại có chuyện mới chia sẻ với cô: "Cậu biết bố Thảo đi làm về chưa?".

========== Truyện vừa hoàn thành ==========

1.

Phong Tổng: Sủng Thê Trọn Kiếp

2.

Lai Sinh: Tương Tư Huyễn Mộng

3.

Nào Hay Xuân Mênh Mông

4.

Yên Chi Thượng Hoa

=====================================

Kiều Anh sao mà biết được, cô rất phối hợp lắc đầu.

Thủy lúc này như ấn nút mở, nói không ngừng: "Hôm qua bố Thảo về, bố nó mua về một chiếc Tivi đấy.

Hôm qua hơi muộn nên không đến nhà Thảo xem Tivi, tớ định hôm nay rủ mấy người đi xem.

Cậu đi không?"

Tivi bây giờ vẫn là đồ hiếm trong làng cô.

Chỉ có gia đình khá giả mới có tiền mua về dùng.

Nhà nào mới mua Tivi, người trong làng sẽ kéo đến xem, náo nhiệt vô cùng.

Dù sao buổi tối cô cũng không có việc gì nên quyết định đi xem cho vui.

Hai người thống nhất thời gian rồi ai về nhà lấy.

Về đến nhà, bố cô cũng về rồi.

Mẹ và chị cô đang dọn cơm.

Kiều Anh đưa kẹo cho chị cô, cô không thích ăn kẹo lạc nên vừa rồi cô đã đưa cho Thủy phần kẹo của mình.

Chị cô cầm thanh kẹo hỏi: "Em lấy đâu ra kẹo vậy?"

"Bà nội cho đấy." Sợ chị cô hiểu lầm bà keo kiệt cô lại bổ sung: "Bà đưa cho em một gói tùy ý lấy.

Em chỉ lấy hai thanh thôi." Nói rồi Kiều Anh tiện thể báo cáo chuyến đi vào nhà bà nội cho bố mẹ cô nghe.

Bố mẹ cô nghe xong cũng không nói gì.

Thấy vậy, Kiều Anh quay sang hỏi chị cô có đi xem Tivi không.

Chị cô hưởng ứng rất nhiệt tình, bữa cơm trưa nhà cô lại sinh động hẳn lên.

Ăn uống no đủ Kiều Anh lại đi ngủ trưa.

Tỉnh dậy, Kiều Anh nhàn đến mốc meo.

Cô thấy làm trẻ con thật nhàm chán.

Sáu tuổi như cô bây giờ ngoài chơi ra thật đúng là không có việc gì làm.

Mà chơi thì không cần nói cũng thế, những trò chơi thời trẻ trâu cô là sẽ không chơi lại.

Ở hiện đại bận rộn tối ngày, còn bây giờ cô chỉ cần nghĩ đến chơi gì thôi cũng thấy phiền não.

Đột nhiên, Kiều Anh nhớ đến từ lúc trọng sinh về tới nay, cô còn chưa nhìn xem hồi bé trông cô thế nào.

Cô lục tung nhà mới tìm được một cái gương to bằng hai bàn tay cô.

Nhưng nhìn hình ảnh trong gương cô chỉ muốn khóc thét lên.

Chỉ thấy trong gương, khuôn mặt cô vẫn tròn tròn, mắt hai mí, miệng trái tim, mũi nhỏ xinh.

Vấn đề là lông mày và lông mi của cô không có.

Mặt vẫn đen thui, tóc lởm chởm không ra hình dáng gì.

Cô giờ đã biết, cô quay về cách hiện trường hỏa hoạn chỉ sau mấy ngày thôi.

Thế mà cô vác khuôn mặt này đi khắp nơi, còn làm nũng các kiểu nữa.

Cái mặt già của cô coi như mất hết!

Giờ cứu giúp gương mặt thảm họa này được cô đặt lên hàng đầu, còn kế hoạch làm giàu gì đó đều đứng sang bên hết!.

Bản dịch được đăng duy nhất ở Bạch Ngọc Sách VIP-Reader!