Chương 3

Thập Niên 90 Nhật Ký Nuôi Con Trong Ngõ Nhỏ

2.285 chữ

09-04-2023

Con gái càng hiểu chuyện, chồng càng tỏ ra thấu hiểu và cảm thông, thì trong lòng bà càng thêm phiền muộn, dùng từ ngữ thời nay mà nói thì bà chính là một người thích làm màu, chồng lại "râu quặp", bà chém gió cái gì cũng nghe theo.

Nếu có người mắng bà một trận thì tốt rồi!Được hai người dỗ dành, tâm trạng Phạm Hiểu Quyên càng thêm hoảng hốt.

Lúc trở lại khách sạn nằm xuống, bà cảm thấy như bị nhồi máu cơ tim, không thở nổi, sau đó là tiếng ô tô cấp cứu vang lên chói tai, kết quả bà vừa tỉnh lại thì nhìn thấy cảnh tượng này.

Không phải đang nằm mơ đấy chứ?Phạm Hiểu Quyên véo má một cái, đau nha!Bà ngồi dậy khỏi giường, bắt đầu mặc quần áo vào.

Bên ngoài cũng trở nên ồn ào náo nhiệt hơn, xung quanh vang lên tiếng lạch cạch do hàng xóm tỉnh dậy nhóm lò nấu cơm, tiếng rao bữa sáng oang oang đầu ngõ, tiếng kêu ca của những người sáng sớm đi đổ rác, đổ phân đụng phải nhau! Căn nhà này được bà và mẹ thuê ở, sau đó bà kết hôn với Hàn Giang, Hàn Giang có khoảng bảy nghìn đồng tiền tích góp, bỏ ra mua lại chỗ này coi như là phòng cưới.

Phòng ngủ không lớn, bà và chồng ngủ trên chiếc giường mét rưỡi, con gái khi nhỏ ngủ trên giường lò xo, hai chiếc giường kê sát nhau, rất chật chội.

Bên cạnh tường là một chiếc tủ đa năng rất thịnh hành ở thập niên 90, hai ngăn bên cạnh cao hơn làm tủ đựng quần áo, phần thấp ở giữa đặt một chiếc ti vi đen trắng 17 inch, hồi đó đã được coi là tiêu chuẩn gia đình cơ bản rồi.

Phạm Hiểu Quyên mặc thêm áo bông, quần bông, vừa xuống giường thì giẫm ngay vào một cái hố.

Bà cúi đầu nhìn, thiếu chút nữa bật cười.

Nếu đây là giấc mơ, vậy thì giấc mơ này giống hiện thực quá rồi, dưới nền nhà của bà cũng có một cái hố, năm đó lúc Hàn Giang sửa sang nhà cửa đã đập ra, hồi ấy bà còn tiếc mãi.

Chồng từng hùng hồn nói đợi chúng ta có tiền sẽ thay gạch tráng men, đập thế nào chúng ta cũng không sợ!Nhưng chuyện này chồng không quyết được, bà có thói quen tiết kiệm, vẫn luôn không nỡ thay mới, cứ nghĩ nhà sập xệ thế này, chắp vá vào vẫn sống được.

Kết quả sống tạm bợ như vậy mấy chục năm, từ thủ đô đến Rome, bà chưa từng hào phóng lấy một lần, cả đời luôn giật gấu vá vai, dựa theo cách nói của chồng, đợi đến khi mẹ con sống hào phóng, chắc phải kiếp sau quá!Bà đi vòng qua cái hố nhỏ, tìm đôi giày vải đi vào, vẫn cảm thấy lạnh.

.

Bản dịch được đăng duy nhất ở Bạch Ngọc Sách VIP-Reader!