Giới thiệu
“Lúc vùi mình dưới Tiển Khâm Đài, tưởng như máu đã chảy cạn, trong lòng ta chỉ nghĩ có một điều, tốt nhất tiểu cô nương ấy chớ nên
đến làm gì. Mà giả như… nàng ấy đến thật, ta đành phải nói với người khác rằng, ta có thấy nàng, và nàng đã chết rồi.”
***
Năm Hàm Hòa thứ mười lăm, nước Đại Chu rơi vào cảnh lâm nguy, ngoại quốc xâm lăng, triều đình chia làm hai phe chủ chiến và chủ
hòa, tranh chấp không ngừng. Phò mã đương triều thời bấy giờ và hơn một trăm nhân sĩ thỉnh cầu chủ chiến, cùng nhảy sông tự vẫn để
tỏ tấm lòng vì nước vì dân, về sau, tướng quân Nhạc Xung dẫn binh xuất chiến, khải hoàn quay về.
Hơn mười năm qua đi, Chiêu Hóa đế kế vị, hết lòng chấn hưng quốc gia, đưa Đại Chu ngày một đi lên, dân giàu nước mạnh. Để tưởng
niệm những nhân sĩ đã trầm mình dưới sông và các tướng sĩ đã chết trên sa trường, ngài bèn hạ lệnh xây dựng Tiển Khâm Đài. Đáng
tiếc thay, ngày hoàn công cũng là ngày đài sập, dẫn đến thương vong vô số, những kẻ liên quan trong việc xây đài trở thành trọng
phạm triều đình, không một ai thoát tội.
Lại nhiều năm trôi qua, vì vướng vào vụ án năm xưa mà Thôi thị bị bỏ tù, Thôi Chi Vân bèn theo biểu tỉ Thanh Duy lên kinh với lý
do nhờ cậy chồng chưa cưới, song thực chất là để rửa oan cho cha. Kể từ đây, nội tình về câu chuyện đài sập dần được phanh phui hé
mở…
Bản dịch được đăng duy nhất ở Bạch Ngọc Sách VIP-Reader!