Chương 73

Kinh Thành Về Đêm (Dạ Lan Kinh Hoa)

12.257 chữ

15-12-2022

Tin Đa Luân được giành lại chỉ trong mấy ngày ngắn ngủi đã lan khắp thế giới, khiến mọi người khiếp vía.

Không ai tưởng tượng được cảnh một đội ngũ quân đồng minh lâm thời kháng chiến chống Nhật, trong hoàn cảnh không vũ khí, không đạn pháo, phải đối mặt với sự tàn phá của máy bay ném bom, lại giành lại thành phố lớn thứ hai Sát Cáp Nhĩ.

Người từ Bắc Bình trở về mang theo tờ báo.

Câu văn sôi sục, chứa đựng sự mong chờ của người dân cả nước đối với tình hình ở Sát Cáp Nhĩ.

Tạ Vụ Thanh gấp tờ báo trong tay.

Mái ngói xám xịt của miếu Mã Vương bị nước mưa thấm đen, sau nhiều ngày chà lau rốt cuộc cũng rửa sạch khói bụi chiến tranh.

Trong ánh mặt trời, từng giọt mưa rơi trước người anh.

“Quân đồng minh bị cho là phiến quân”, Lâm Kiêu nói, “Rất đông chính khách và thuyết khách đã đến Sát Cáp Nhĩ”.

Không cần nói cũng biết, bọn họ tới để phân tán và chia rẽ nội bộ quân đồng minh.

“Có mấy tướng lĩnh lúc trước thuộc quân đội đang chuẩn bị rời khỏi tổng bộ Trương Gia Khẩu”, Lâm Kiêu nói tiếp, “Không rõ mục đích là gì”.

Phần lớn quân đồng minh đều tập hợp từ lực lượng quân đội tan rã sau khi Nhiệt Hà thất bại, trong đó có không ít người xuất thân từ quân Tây Bắc.

Những vị tướng từng có công trạng đều một lòng kháng Nhật, nhưng hiện tại bị cho là phiến quân nổi loạn, lại thêm tình hình lương thực cạn kiệt, không thể không nản lòng thoái chí, khiến lòng người dao động.

“Còn có một mật báo khác”, Lâm Kiêu nói ngắn gọn, “Phía Nam Kinh ra lệnh, điều Tấn Tuy quân [1] đến phía bắc Sơn Tây, ngoài ra còn có quân đội trung ương và quân Tây Bắc cũng xuất phát đến đây, sẵn sàng chuẩn bị khai chiến với chúng ta bất cứ lúc nào”.

[1] Tấn Tuy quân hay còn gọi Tấn quân, Diêm quân, là quân đội trực thuộc quân phiệt Tấn hệ.

Tấn quân được thành lập từ hệ quả phong trào tự trị sau Cách mạng Tân Hợi, phạm vi hoạt động chỉ giới hạn trong tỉnh Sơn Tây.

Người nắm quyền cao nhất Tấn quân là Diêm Tích Sơn, luôn giữ thế trung lập đến trước cuộc Chiến tranh Bắc phạt.

Tấn quân mất dần vùng tự trị sau Chiến tranh Trung – Nhật.

Tạ Vụ Thanh đáp một tiếng: “Người Nhật cũng điều binh đến đây”.

Sắp tới quân đồng minh sẽ rơi vào thế “hai mặt thụ địch” [2].

[2] Ý nói một đội quân phải chịu sự tấn công từ 2 phía kẻ thù, tình thế nguy hiểm vô cùng

Tiếng mưa rơi róc rách không ngừng, như sông Loan ngày đêm chảy xiết.

Tạ Vụ Thanh thong thả gấp tờ báo lại lần nữa, xếp thành một tập dài.

Anh nhìn vũng nước đọng trước miếu, trầm tư chốc lát rồi nói với hai cảnh vệ cùng Lâm Kiêu: “Thị trấn Đa Luân có nhiều chỗ các chú còn chưa ghé thăm, ra ngoài dạo một chút”.

Anh nhỏ giọng nhắc nhở: “Nhớ mặc quân phục, nhất định phải trấn an lòng dân”.

Dứt lời, anh lại bảo: “Đêm nay chúng ta cũng phải về Trương Gia Khẩu”.

Thân tín trước mặt lần lượt giải tán.

Tạ Vụ Thanh nhìn chăm chú vũng nước mưa đến thất thần.

Bọn họ không phải quân đồn trú ở Đa Luân, phải sớm quay lại quân doanh Trương Gia Khẩu.

Mà thế cục hiện tại ra sao, ngay cả Tạ Vụ Thanh cũng không chắc chắn.

Nói đúng hơn là trải qua năm tháng thăng trầm, sự mong đợi trong anh vẫn không mai một, lúc nào cũng mang một tia ảo tưởng với người bên cạnh.

Trên đường hành quân, mưa dầm không dứt.

Sau khi quân đội tới Trương Gia Khẩu, Tạ Vụ Thanh bất ngờ nhận được tờ điện báo.

Nội dung điện báo vô cùng đơn giản, lập trường quân sự của nhóm cựu quân phiệt lung lay, đang gây sức ép cho tổng bộ quân đồng minh ở Trương Gia Khẩu, yêu cầu giải tán lực lượng đồng minh kháng chiến chống Nhật.

Mà trong nội bộ quân đồng minh, một số tướng lĩnh nổi danh đều trực tiếp hoặc gián tiếp muốn quy phục chính phủ Nam Kinh.

Tạ Vụ Thanh khó lòng bình tĩnh, anh thay quân phục thành thường phục, rảnh rỗi đi dạo trên phố ở Trương Gia Khẩu, theo sau là Lâm Kiêu và một người cảnh vệ không nhanh không chậm.

Lâm Kiêu hiểu rõ tính tình Tạ Vụ Thanh, tuy không đọc được nội dung điện báo, nhưng đoán biết có liên quan đến tình hình chiến sự.

Trong khi người cảnh vệ kia lại lo lắng bất an, nhất là vết thương ở chân của Tạ Vụ Thanh.

Mấy ngày chiến đấu liên miên, kế hoạch kín kẽ tuyệt đối, ngày đêm hành quân gấp gáp, bụng đói vẫn phải đi tiếp trong mưa.

Lúc trước chân Tạ Vụ Thanh từng bị thương, vết thương động đến xương nên khó lành, nói không bị ảnh hưởng là nói dối.

Mỗi lần tiến quân anh đều làm gương cho các tướng sĩ, lúc nào cũng là người rút súng xung phong trước tiên…

Lúc này, Tạ Vụ Thanh đi phía trước bọn họ tốc độ ngày càng chậm, như đang cố hết sức.

“Thương binh đều được đưa đến Thiên Tân, Bắc Bình, tướng quân cũng nên đi gặp bác sĩ xem một chút”, cảnh vệ trẻ tuổi nhịn không được nhắc nhở, lại nói với Lâm Kiêu, “Lúc trước anh nói tướng quân từng đến Thiên Tân chữa trị vết thương ở chân phải không? Hay cứ tìm người bác sĩ lúc đầu đến xem thử”.

Lâm Kiêu không đáp.

Nay đã khác xưa, năm đó Tạ Vụ Thanh có thể đến Thiên Tân khám bệnh, ít nhiều đều nhờ vào sự giúp đỡ của Trịnh gia.

Hiện tại Trịnh gia không còn, thế lực người Nhật ở Thiên Tân ngày càng bành trướng không khác gì ở Nhiệt Hà và 3 tỉnh Đông Bắc.

Người của hồng khu cùng quân đồng minh đều mang lệnh truy nã, làm việc càng phải cẩn thận hơn bình thường, trong tình huống này đến Thiên Tân không khác gì tự chui đầu vào rọ.

Tạ Vụ Thanh bỗng dừng bước.

Hai chân anh đau nhói, nhưng không muốn bị người phía sau nhìn thấy, thế nên cố tình đưa tay vỗ vào vách tường, như đang cảm thán, cũng tựa như nghỉ ngơi: “Lúc còn học ở Bảo Định có mấy học trò là người Trương Gia Khẩu…”

Vốn định nói với những người cấp dưới cũng đến từ phương nam đang đứng phía sau, thì ra quê hương trong miệng bọn họ là thế này.

Nhưng lời nói đến cổ họng lại trôi ngược vào trong.

Người đã qua đi, cần chi nhắc lại.

Tạ Vụ Thanh chạm tay lên mặt tường, không hiểu sao lại nhớ đến gạch đá ở Bách Hoa Thâm Xử.

Ngón tay anh khảy mấy cái, lau sạch lớp bùn đen dính trên khe gạch, vuốt ve mặt tường.

Những căn nhà trên phố đều vô cùng bình thường, chính là nơi ăn chốn ở của người dân.

Chắc hẳn người xây nên bức tường này, lúc bắt đầu cũng chỉ cầu mong cả nhà bình an, hết thảy thuận lợi.

Nếu toàn bộ quân đồng minh kháng Nhật đều rút lui, Nhiệt Hà sẽ lần nữa rơi vào tay người Nhật, tiếp theo chính là Bắc Bình, Trương Gia Khẩu…

Bất kể là Bách Hoa Thâm Xử sâu trong con hẻm nhỏ hay đường phố không biết tên gọi này, đều lưu lại dấu chân của người Nhật đi qua, tay cầm lưỡi lê, từng người phá cổng…

Non xanh nước biếc, đất đai trù phú, huyết mạch ngàn đời, nếu không giữ được sẽ bị bầy lang sói bâu vào xâu xé.

Ơ động đất à, đấy là quảng cáo web đang đi lên

Lâm Kiêu chờ thật lâu, không thấy Tạ Vụ Thanh nhúc nhích, trong lòng thầm lo lắng, muốn tiến lên hỏi han.

Tạ Vụ Thanh lắc đầu, ý bảo Lâm Kiêu không cần đi lên.

Trước mặt cấp dưới, anh không muốn để lộ bộ mặt yếu đuối.

Nhất là mấy năm gần đây ngày càng cẩn thận.

Có điều Tạ Vụ Thanh cũng là người thường, một khi là người thường thì cũng có nỗi vướng bận riêng.

Nhà của anh ở phía nam đã sớm bị thiêu rụi trong ngọn lửa hừng hực, chỉ còn mỗi nhà ở Bắc Bình.

Cầu vợ và con trai đang ẩn náu ở Hồng Kông được bình an, nên nói là…

Bọn họ bỏ lại gia đình vượt qua Trường Thành, ra bắc chống Nhật đều chỉ là những con người bình thường.

Mấy ngày giáp mặt với máy bay ném bom của quân địch, bao nhiêu người chết không toàn thây.

Chỉ mới 10 ngày ngắn ngủi, vết máu của đồng bào vẫn nhuộm đỏ mảnh đất, ấy vậy mà những vị tướng lĩnh cầm đầu tiến công giành lấy thành trì lại lựa chọn buông bỏ, thậm chí là làm phản.

“Lâm Kiêu, mấy năm qua, chú có từng hối hận không?” Tạ Vụ Thanh hỏi.

Nói xong, anh lại tiếp lời: “Có sợ không? Sợ bị người ta phản bội”.

“Nói sợ thì chưa”, Lâm Kiêu im lặng chốc lát, “Nhưng trái tim từng nguội lạnh”.

Tạ Vụ Thanh khẽ gật đầu, hơi cười: “Trái tim nguội lạnh, vậy tự mình sưởi ấm nó đi”.

Lâm Kiêu sửng sốt, bật cười theo: “Lần nào chả vậy?”

Tạ Vụ Thanh rụt tay về, cả lòng bàn tay và mu bàn tay đều dính nước bùn, không khác đế giày quân đội là bao.

Dường như người vừa rồi thất thần không phải là anh, nhanh chóng lấy lại bình tĩnh: “Lúc nãy đi qua con đường kia phát hiện có nhiều người lạ mặt, tác phong không giống dân thường”.

Anh nói nhỏ: “Đặc vụ không chỗ nào không có, để ý một chút”.

Chưa đầy mấy ngày sau, lại có thêm tướng lĩnh quy phục chính phủ Nam Kinh.

Người trong tổng bộ Trương Gia Khẩu hoảng sợ.

Điện báo lúc này truyền đến tin tức, quân đội Nhật Bản đã đến nơi, muốn đối mặt chiến đấu với quân đồng minh.

Quân đội vũ trang trong quân đồng minh tập hợp, trước tình thế “hai mặt thụ địch”, lại thêm từng người rời đi, lòng quân tan rã.

Tướng lĩnh ở hồng khu cùng tướng sĩ thể hiện thái độ kiên quyết, thề sống chết phải kháng Nhật, nhưng vì quân số ít ỏi nên có quá nhiều nguy cơ rình rập.

Bọn họ cần chi viện, cần thêm binh lực thì mới có thể nâng cao phần thắng.

Tạ Vụ Thanh dặn dò Lâm Kiêu ở lại Trương Gia Khẩu, đích thân dẫn theo cảnh vệ chuẩn bị cải trang lên tàu trở về Bắc Bình gặp mặt mấy người bạn cũ, trong đó từng có cấp dưới yeutruyen.net của nhóm quân phiệt ngày xưa, muốn nhân cơ hội gom được càng nhiều quân lực và lương thực càng tốt.

Ngoài anh còn có vài vị tướng lĩnh cũng đến ga tàu đến Bắc Bình, Thiên Tân, Thượng Hải.

Mục đích của mọi người đều giống nhau, muốn cố gắng thuyết phục những vị tướng quân, nhóm cựu quân phiệt nắm trong tay quân đội, có thể suy nghĩ cho vận mệnh quốc gia giúp đỡ mượn quân lực.

Lúc anh đến trước nhà ga, đang định nói lời tạm biệt với mọi người thì phát hiện một kẻ từ xa cưỡi ngựa như bay đến chỗ mình.

Tạ Vụ Thanh nhận ra đó là Lâm Kiêu, dự cảm không lành dâng lên trong lòng.

Lâm Kiêu gấp gáp giật dây cương, xoay người phóng xuống ngựa.

Khuôn mặt hắn trắng bệch, thấp giọng báo cáo: “Tướng quân Đặng Văn bị sát hại”.

Ngày cuối cùng của tháng Bảy năm 1933, vị tướng lĩnh tham gia kháng chiến chống Nhật liều chết giành lại mảnh đất quê hương, đã bỏ mạng trong vụ ám sát tại Trương Gia Khẩu.

Một cái chết im lìm.

Tạ Vụ Thanh cải trang thành thương nhân tay xách hành lý, khẽ gật đầu với Lâm Kiêu.

Sau đó anh cùng cảnh vệ kia bước vào trong sân ga.

Lâm Kiêu đứng lặng tại chỗ, cố gắng đè nén hơi thở gấp gáp cùng nỗi lo lắng về hành trình Tạ Vụ Thanh đến Bắc Bình.

Con ngựa cọ đầu vào cánh tay Lâm Kiêu khiến hắn bừng tỉnh.

Đến lúc hắn dõi theo tìm kiếm thì đã thấy bóng dáng Tạ Vụ Thanh khuất trong đám đông hành khách, không còn nhìn rõ.

Sau khi chiến tranh nổ ra ở Trương Gia Khẩu, sân ga không được tu sửa.

Người chờ lên tàu đều đứng tụ lại ở khoảng đất bùn bên cạnh đường ray, đợi đến khi xe lửa dừng hẳn liền chen chúc lên tàu.

Tạ Vụ Thanh lẩn trong dòng người, tìm được chỗ ngồi ở toa tàu hạng ba.

Khi quân Nhật và quân đội chính phủ Nam Kinh tiếp cận, tình hình trong – ngoài thành Trương Gia Khẩu vô cùng hỗn loạn.

Bất kể là nông dân, công nhân hay thương nhân, chỉ cần là người có khả năng đều không muốn ở lại, rất nhiều kẻ không mua vé cũng chen lấn lên tàu.

Chỗ ghế ngồi và hành lang đầy ắp người, cảnh vệ vốn định tìm một chỗ nghỉ chân, lại bị Tạ Vụ Thanh giữ chặt.

Tạ Vụ Thanh nhìn thấy đứng đằng kia là một khuôn mặt quen thuộc vừa biến mất ít ngày trước, anh từng gặp hắn lúc ở Trương Gia Khẩu.

Cùng lúc đó, người đứng cạnh cửa sổ bày ra khuôn mặt kinh ngạc.

Hai người họ từng là tướng lĩnh liều mạng với máy bay ném bom của quân địch trong trận chiến ở thành Đa Luân, giờ phút này đối diện nhau giữa biển người trôi nổi, giữa mùi hôi thối, ẩm mốc của mồ hôi và bùn đất.

Đối phương không đoán được Tạ Vụ yeutruyen.net Thanh lên tàu là có ý đồ quy phục hay vì mục đích gì khác; Từ ánh mắt người kia, Tạ Vụ Thanh nhìn thấy sự chột dạ và cố tình né tránh, anh hiểu rõ đây là muốn rút lui.

Hai người không hẹn mà cùng dời mắt đi, không để tâm đến sự tồn tại của đối phương.

Tạ Vụ Thanh đè thấp vành nón đen, giữ chặt bàn tay đang cầm súng của cảnh vệ: “Hắn không biết chuyện của chúng ta, cứ xem trước đã”.

Nhận được tin tướng lĩnh bị ám sát trước khi lên tàu càng khiến Tạ Vụ Thanh cảnh giác hơn.

Anh đứng dưới tàu một lát, định bụng tìm chiếc xe bò thay thế đi đường bộ nhưng nghĩ kỹ lại đổi ý.

Hiện giờ khắp nơi đều là người tháo chạy khỏi Trương Gia Khẩu, tránh đám đông càng xa càng tốt.

Anh dọc theo hướng đường ray, đưa cảnh vệ đi về phía Bắc Bình.

Vì vết thương cũ ở chân nên tốc độ không quá nhanh, từ sáng sớm đến hoàng hôn, cuối cùng anh cũng trông thấy bóng dáng xa xa của Chính Dương Môn.

Vẫn là vẻ nguy nga, đồ sộ dưới ánh hoàng hôn, cũng giống như toà thành cổ Bắc Bình này vậy..

Bản dịch được đăng duy nhất ở Bạch Ngọc Sách VIP-Reader!