Chương 6

Chỉ Vì Gặp Được Em

14.436 chữ

14-01-2023

Cả buổi chiều, nụ cười luôn thường trực trên khuôn mặt Yến, bà Nhật để ý, dường như từ ngày bà nằm viện, hôm nay mới thấy cháu gái vui vẻ như thế này. Không giấu được tò mò, bà Nhật hỏi:

— Hôm nay Khải nó gọi điện cho con phải không?

Yến tròn mắt ngạc nhiên, cô ngây ngốc hỏi lại:

— Sao bà biết ạ?

— Làm gì có ai tự nhiên vui vẻ bất thường như thế được chứ?

Nghĩ tới việc sắp sửa được gặp lại người yêu, Yến chộn rộn trong lòng, tuy nhiên, cô không kể cho bà biết Khải sẽ xuống thăm, chỉ im lặng mỉm cười trước câu nói của bà. Lát sau, bà Nhật chậm rãi hỏi tiếp:

— Yến, con nói thật đi, rốt cuộc bác sĩ kết luận thế nào mà bà phải nằm viện lâu như thế?

Nụ cười trên môi Yến vụt tắt, bệnh tình của bà, cô vẫn đang tìm cách che giấu, bởi, chi phí cho cuộc phẫu thuật quá lớn, cô sợ bà tiếc tiền sẽ không đồng ý làm phẫu thuật. Suy nghĩ một lát, Yến nhẹ nhàng nói:

— Bà ơi, bác sĩ nói tim của bà có một chút vấn đề nhỏ, cần phải phẫu thuật. Trước mắt, bà cần giữ gìn sức khỏe, ăn ngủ điều độ, có thể lực tốt thì mới tiến hành chữa trị được ạ.

Nghe nhắc đến phẫu thuật, cơ mặt bà Nhật bỗng co rúm lại, tâm lý của những người lớn tuổi luôn sợ bệnh viện, luôn sợ những phòng bệnh lạnh lẽo với những dụng cụ dao kéo. Và, họ mặc định rằng, một khi đã phải can thiệp bằng d,ao k,éo thì chắc chắn bệnh tình đã rất nghiêm trọng. Nghĩ vậy, bà Nhật lo lắng cất lời:

— Bà thấy trong người bình thường, tim đập ổn định, có làm sao đâu mà phải phẫu thuật? Những ngày qua, bác sĩ cho uống thuốc nên bà thấy khỏe hơn nhiều rồi. Yến à, ngày mai con xin bác sĩ làm thủ tục xuất viện cho bà nhé. Chúng ta về Cao Bằng thôi, ở đây lâu quá, con không đi làm người ta đuổi việc mất.

— Bà không nên chủ quan, thuốc mà bác sĩ cho bà uống chỉ giúp duy trì và ổn định trong thời gian ngắn được thôi, nhất định phải phẫu thuật thì mới ngăn chặn được bệnh tái phát. Con nghe người ta nói, phẫu thuật nhanh lắm, không đáng sợ đâu, cũng không tốn kém lắm đâu.

— Bà không sợ phẫu thuật, nhưng mà tiền đâu mà làm phẫu thuật hả con? Bà đã lẩm cẩm đâu, đã ngốc đâu? Phẫu thuật liên quan đến tim mạch mà không tốn kém thì cái gì mới tốn kém??

— Con khẳng định là không tốn kém. Con dành dụm được chút tiền, bà không cần lo đâu.

— Không được. Bà già rồi, sống được ngày nào biết ngày đó, bà sống như vậy là quá đủ rồi. Số tiền con có được là phải vất vả, dành dụm bao ngày tháng mới có. Con nên để dành, sau này làm của hồi môn mà đi lấy chồng. Bà nhất định sẽ không phẫu thuật.

— Bà….

— Con đừng cố khuyên bà nữa…

— Chúng ta sẽ nói chuyện này sau. Bây giờ bà nằm nghỉ ngơi một lát đi, con đi ra ngoài này chút bà nhé.

— Ừ. Đi dạo cho thoải mái, ở trong này ngột ngạt lắm. Con đi đi.

Yến ngậm ngùi bước ra khỏi phòng bệnh, một mình cô tản bộ trong khuôn viên sáng rực đèn điện, phải làm sao đây? Phải làm sao để có tiền chữa chạy cho bà? Phải làm sao để thuyết phục bà đồng ý tiếp nhận điều trị? Đó chính là những nỗi lo lớn nhất luôn đè nặng tâm tư của cô gái trẻ bao ngày qua.

Yến ngồi tựa lưng vào ghế đá, hai bàn tay nắm chặt điện thoại, cô nghĩ đến Khải, anh nói tối nay sẽ đón xe xuống thăm hai bà cháu, vậy mà từ chiều tới giờ không thấy hồi âm gì. Cô bấm máy gọi đi, một cuộc, hai cuộc, rồi ba cuộc… những tiếng tút tút vang lên đều đặn, nhưng ở đầu dây bên kia không có ai nghe máy. Yến thấy lòng dạ bồn chồn, khắc khoải không yên. Không biết Khải đã lên xe chưa, trên hành trình di chuyển có gặp phải chuyện gì không. Yến vẽ ra cơ man những giả thiết, cô như ngồi trên đống lửa… Lát sau, điện thoại đổ chuông, nhìn tên Khải hiện trên màn hình, Yến mừng rỡ ấn nghe máy.

Nhưng mà…

Ở đầu dây bên kia, ngay khi Yến chưa kịp nói gì thì giọng nói của bà Sáu đã truyền đến:

— Cô đừng dụ dỗ con trai tôi nữa. Buông tha cho con trai tôi đi. Nó vất vả đi từ biên giới Tây bắc về nhà, mồ hôi chưa kịp khô cô đã bắt nó lặn lội xuống Hà Nội để gặp cô. Cô không thương thằng Khải thì cũng nên biết nhìn đại cục, yêu thì yêu, nhớ thì gọi một cuộc điện thoại là xong. Cô muốn nó phải đón xe đi xa như vậy, vừa mệt mỏi vừa tốn kém biết bao nhiêu…

Yến không biết nước mắt đã lăn dài xuống má từ lúc nào, cô thấy cổ họng mình đắng chát, giọng nói cùng ngữ điệu của bà Sáu khiến cô hụt hẫng và xấu hổ vô cùng. Tại sao mọi chuyện lại thành ra thế này? Trước đây, thỉnh thoảng có lần đến thăm nhà, cô thấy mẹ Khải rất dịu dàng và quan tâm mình. Người phụ nữ đang nói chuyện với cô hiện tại… thực sự giống như biến thành người khác vậy. Hoặc, đây mới thực sự là con người thật của bà ấy.

Yến lặng người, cô cố gắng điều chỉnh cảm xúc và đáp lại:

— Bác bình tĩnh nghe cháu nói được không? Là anh Khải chủ động muốn xuống Hà Nội chứ không phải cháu ép buộc. Nữa là, cháu gọi điện đến là muốn nói anh ấy không cần xuống nữa. Đi xa rất mệt và tốn kém ạ.

Dường như Khải cũng đang ở đó, trong lúc nói chuyện, Yến nghe thấy giọng anh thì thầm “mẹ đưa điện thoại cho con”.

Bà Sáu lại tiếp lời:

— Nhân đây bác cũng nói luôn, hai đứa không hợp nhau đâu. Nên dừng lại đi cháu nhé. Thằng Khải phải đi công tác xa, không có thời gian ở nhà, yêu nó, chắc chắn cháu sẽ chịu thiệt nhiều đấy. Cháu xem quen người khác rồi lập gia đình nhé!

Nói rồi bà Sáu chủ động kết thúc cuộc gọi. Yến gần như suy sụp, cô không thể ngờ mọi chuyện lại thành ra thế này. Người đàn ông mà cô quen biết, yêu đương tìm hiểu mấy năm trời… tại sao lúc này lại không có chính kiến của mình như thế? Là mẹ anh ấy yêu cô, hay Khải yêu cô? Nếu muốn chấm dứt, cũng phải là lời nói từ chính miệng anh ấy mới đúng.

Yến ngồi bất động trên ghế đá, chỉ có đôi mắt là không ngừng rơi lệ, chiều nay Khải hứa hẹn sẽ đến thăm cô, không hiểu sau khi anh về nhà đã xảy ra chuyện gì mà bà Sáu lại nặng lời với cô như vậy? Cô cứ ngồi như thế, rất lâu sau, khóc đủ nhiều, tuyệt vọng và hụt hẫng đủ nhiều, Yến xốc lại tinh thần. Cô nghĩ, bây giờ không phải lúc cô đau đớn và tuyệt vọng. Trước mắt, bà cần có cô. Cô có được như ngày hôm nay là nhờ công ơn dưỡng dục bao năm trời của bà, với cô, người yêu có thể không có, nhưng cô tuyệt đối không thể bỏ mặc bà của mình. Đúng vậy, cô nên trở về phòng bệnh, cứ ở bên ngoài như thế này sẽ khiến bà lo lắng.

Đêm hôm ấy, nằm trên chiếc giường gấp, Yến thao thức mãi nhưng không sao ngủ được, chuyện của Khải vẫn cứ quanh quẩn trong tâm trí cô. Rồi Yến lại nghĩ đến khoản tiền để phẫu thuật cho bà, phải làm sao để có được số tiền lớn như thế? Cứ nghĩ những chuyện này, Yến thấy bản thân mình sắp sửa muốn điên lên. Áp lực chồng chất áp lực. Nửa đêm, điện thoại rung lên dưới gối. Cô tò mò mở ra đọc, là tin nhắn từ một số máy lạ.

— Yến, anh đây. Anh xin lỗi khi không xuống thăm bà và em được. Điện thoại của anh mẹ giữ rồi. Anh không hiểu tính khí của mẹ thế nào, khi anh thông báo mình xuống Hà Nội thăm 2 bà cháu thì mẹ anh đùng đùng nổi giận, không đồng ý cho anh đi. Còn đem cả sự sống chếtt ra để đe dọa. Anh không còn cách nào khác.

Hãy hiểu cho anh. Anh nhớ em lắm, rất muốn gặp em… Để anh xem xét tình hình, anh sẽ tìm cách xuống thăm em sau. Em giữ gìn sức khỏe để chăm bà nhé.

Yến trùm kín chăn lên đầu, vừa đọc tin nhắn nước mắt cô lại tuôn rơi lã chã. Suy nghĩ hồi lâu, cô soạn tin reply:

— Anh không cần phải xuống nữa đâu. Mẹ anh như vậy là vì quá yêu con trai, quá lo lắng cho con trai, sợ anh đi xa mệt mỏi. Trong chuyện này, em cũng có phần ích kỷ. Anh ở nhà nghỉ ngơi với bố mẹ cho hai bác đỡ nhớ. Thời gian qua anh xa nhà lâu thế mà.

— Đừng giận anh nhé. Anh cũng là bất đắc dĩ thôi.

— Em không giận. Chuyện dễ hiểu thế, có gì đâu mà giận.

— Sao giờ này em còn chưa ngủ? Bà có khỏe không em? Khi nào thì bà phẫu thuật?

— Anh đừng quan tâm em kiểu vậy nữa. Hôm nay mẹ anh cũng dứt khoát nói như thế rồi, em nghĩ, anh là người hiểu rõ hơn ai hết. Bởi vậy, chúng mình dừng lại anh nhé. Em không muốn vì em mà giữa anh và mẹ xảy ra bất đồng quan điểm.

— Em cho anh thời gian, anh nhất định sẽ thuyết phục mẹ đồng ý.

— Không cần đâu. Em cảm thấy mẹ anh nói đúng đấy. Trong một mối quan hệ yêu đương, em lúc nào cũng cảm thấy cô đơn. Mang tiếng là có người yêu mà có khi đến cả tuần mới nhắn tin qua lại được vài câu. Những lúc em cần có anh ở bên nhất… thì anh chẳng thể có mặt. Em không trách anh, vì em yêu anh nên em tình nguyện chờ đợi. Nhưng mà, em nghĩ mình không thể tiếp tục yêu đương như thế này nữa. Anh có biết, trong mối quan hệ tình cảm của chúng ta, em cảm thấy gì không?

— Yến, anh thật sự xin lỗi em!

— Em biết là mình không nên đòi hỏi, cũng không nên kỳ vọng quá nhiều, vì công việc của anh như vậy, anh không thể làm khác được. Nhưng anh à, em thấy tủi thân lắm, em cũng giống như bao cô gái khác, cũng yếu đuối, cũng mong manh, em muốn được anh ở bên, quan tâm và yêu thương… Chúng mình dừng lại đi. Em nghiêm túc đấy.

— Cho anh thêm thời gian, anh nhất định sẽ làm được.

— Em không thể chờ anh được thêm nữa. Em quá mệt mỏi với đoạn tình cảm này rồi. Anh nghe lời mẹ, ở nhà giữ gìn sức khỏe, tranh thủ tận hưởng mấy ngày nghỉ rồi lên đường công tác nhé. Chúc anh luôn dồi dào sức khỏe, công tác tốt, luôn may mắn và thành công trong cuộc sống. Sớm gặp được người tâm đầu ý hợp. Đừng nhắn lại nữa. Em ngủ đây.

Vừa soạn tin nhắn Yến vừa mím chặt môi, cố ngăn không để mình bật khóc thành tiếng. Tin nhắn gửi đi, Yến dứt khoát cất điện thoại xuống gối, trái tim trong ngực cô đau như thắt lại. Có thể bình thản được ư? Có thể không đau đớn ư? Cô không biết người khác họ chia tay nhau như thế nào, nhưng cô không bình thản được thế, cũng không thể tỏ ra như không có gì. Cô là người bằng xương bằng thịt, có trái tim, có khối óc,… dứt khoát chia tay một người mình vẫn còn yêu rất nhiều, cô đau đớn vô cùng. Não bộ lần lượt hiện về những ký ức thuở 2 người hẹn hò hạnh phúc bên nhau, những hình ảnh ấy, hiện tại giống như những mũi dao đ,â.m thẳng vào trái tim cô. Đau đớn vô ngần…

Mấy ngày sau đó, Yến luôn lơ đễnh, không tập trung, thỉnh thoảng lại rơm rớm nước mắt, bà Nhật cảm thấy cháu gái có chút không bình thường, nhưng hỏi thế nào cô cũng không nói thật. Vì Yến nghĩ, bệnh tình của bà không tốt, cô không muốn vì chuyện của bản thân mình mà bà phải đau lòng, buồn phiền, tâm trạng suy sụp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Thời hạn đến ngày phẫu thuật sắp sửa tới gần, nỗi lo về khoản chi phí đắt đỏ khiến Yến đứng ngồi không yên. Cô nghĩ nát óc vẫn không tìm được phương án nào khả thi. Ban đầu Yến định gọi hỏi một vài người họ hàng của bà, nhưng sau nghĩ lại, hoàn cảnh của họ cũng chẳng khá giả gì, nếu tốt bụng thì cũng giúp đỡ được chút xíu, nữa là sợ họ sẽ nói cho bà biết chi phí của ca phẫu thuật, bà sẽ từ chối không chữa trị.

Hết cách, Yến gọi điện cho Thùy tâm sự, từ dạo cô xuống Hà Nội chăm bà, cũng chỉ có Thùy luôn quan tâm và hỏi thăm mỗi ngày. Yến cảm động lắm.

— Chị Thùy, bây giờ làm gì để có nhiều tiền nhỉ?

Yến hỏi trong lúc bất lực.

Thùy đáp lời không suy nghĩ:

— Bán thân em ạ. Bây giờ chỉ có bán tr*nh thì mới nhiều tiền được thôi chứ chị cũng chịu, chả nghĩ ra phải làm thế nào!

Cơ mà nói xong câu ấy Thùy lại cảm thấy mình hơi quá lời, cô chỉ là nói đùa cho Yến bớt căng thẳng, nhưng sợ Yến không nghĩ như vậy nên vội vàng bổ sung:

— Chị xin lỗi, chị không có ý gì đâu. Cái tính chị bạ đâu nói đó quen rồi, nói năng bạt mạng không sửa được. Em đừng giận nhé.

— Không, em thấy chị nói đúng mà. Em cũng cảm thấy phương án này hay.

Em kể chị nghe chuyện này, em và anh Khải chia tay rồi!

Thùy ngạc nhiên đến sửng sốt:

— Cái gì. Sao lại chia tay? Hôm trước nó bảo xuống thăm hai bà cháu, thế nó đã xuống chưa?

— Hôm đó em cũng mong đợi mãi, không thấy anh Khải xuống, em sốt ruột gọi điện… thì mẹ anh Khải nghe. Bác ấy mắng em một trận như hát hay, nói là 2 đứa chia tay đi, bác không đồng ý cho chúng em ở bên nhau nữa. Nói nhiều lắm…

— Hãm thế nhỉ? Chuyện con trẻ yêu đương, các ông các bà can thiệp vào làm cái gì không biết? Không đồng ý thì nói với con mình là được rồi, tự nhiên đi mắng con gái nhà người ta? Mà thôi, như thế cũng tốt. Chia tay đi cho nó nhẹ người. Gớm, bà ý làm như mình báu bở con trai nhà bà ý quá. Có người yêu cũng như không, chả được ở bên, chả được quan tâm chăm sóc gì… Hở ra khối anh xin chết còn chưa được. Ghét thế không biết, phải chị là chị combat với bà ấy một trận rồi đấy. Điên hết cả người.

— Duyên phận chắc cũng chỉ bên nhau được đến đó thôi chị ạ.

— Mẹ nó nói thế nên nó cũng ở nhà luôn hả?

— Vâng. Nghe đâu bác ấy còn giữ điện thoại của anh Khải, vì sợ anh ấy liên lạc cho em các thứ.

— Thứ đàn ông rẻ rách. Dẹp m,ẹ đi em ạ. Không yêu người này thì yêu người khác. Đàn ông trên đời này đã chết hết đâu mà phải sợ. Đúng là… Hãm cả lò!!

— Chị bức xúc hộ em đấy à?

— Chị điên lắm. Chị có máu điên trong người đấy, mẹ con bà đấy mà gặp chị thì cứ xác định. Nhất là bét luôn.

— Chuyện qua rồi, em cũng không muốn nghĩ nữa. Trước mắt em chỉ lo cho sức khỏe của bà thôi. Dù sao thì em cũng quen một mình rồi chị ạ.

— Thế tiền phẫu thuật cho bà, em định tính sao?

— Em vẫn đang nghĩ cách chị ạ.

— Khi nãy em hỏi đùa hay thật?

— Em đã hỏi gì nhỉ?

— Màyy hỏi làm thế nào để kiếm tiền nhanh, mà kiếm được nhiều tiền ấy?

— À, em bế tắc quá nên hỏi thật.

— Chị cũng chẳng biết làm thế nào. Để chị vay mượn bạn bè mỗi đứa một ít giúp em nhé.

— Chị tốt với em quá.

— Ngốc ạ, lúc này là lúc nào rồi mà cứ nói mấy lời đó? Lo giữ gìn sức khỏe, chăm sóc bà cho tốt đi.

— Vâng.

***

Buổi tối, Yến đứng ngoài hành lang, thư thái tựa lưng vào bức vách, ánh mắt lơ đễnh nhìn ra khoảng không trước mặt. Ánh sáng của đèn cao áp mang theo cơn mưa bụi lấm tấm in thành vệt sáng lạnh lẽo len lỏi vào trái tim cô. Yến cứ thẫn thờ như vậy hồi lâu, cô thấy mỏi chân nên ngồi xuống ghế, vô thức mở điện thoại ra đọc tin tức. Những hình ảnh, những chia sẻ của bạn bè lần lượt hiện đến trên bảng tin, bỗng, Yến bị chú ý bởi bài báo có tiêu đề “Vị CEO quyền lực của Thiên Hoàng Group, từ ông trùm “khoáng sản” đến đại gia “năng lượng” “.

Nhìn hình ảnh người đàn ông hiện trên màn hình, Yến chợt nhớ tới lời kể của Thùy, dường như chị ấy cũng đã đọc bài báo này. Người đàn ông trẻ tuổi và giàu có kia… đã từng có ý định kết bạn với cô ở Vũ trường Ánh Dương. Yến chăm chú đọc báo và không bỏ sót chữ nào. Thậm chí, sau bài báo đấy, cô lên mạng truy cứu rất nhiều thông tin liên quan đến Thiên Hoàng Group cũng như vị Chủ tịch trẻ tuổi kia.

Suốt cả đêm Yến trằn trọc không ngủ được, cô nảy ra một ý định vô cùng táo bạo, cô biết, suy nghĩ của mình như vậy là rẻ rách, là hèn… Nhưng, vào thời điểm này, nếu như may mắn mỉm cười, cô có thể giải quyết được vấn đề tài chính mà chữa chạy cho bà. Đúng vậy, liêm sỉ không thể biến thành cơm để ăn, liêm sỉ cũng không thể cứu vớt được mạng người. Bây giờ không phải lúc để nghĩ đến chuyện đó nữa!

Bản dịch được đăng duy nhất ở Bạch Ngọc Sách VIP-Reader!